QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
Bộ môn Sinh lý học được thành lập từ ngày thành lập Trường Đại học Y- Dược, Đại học Huế vào năm 1957, sự phát triển của Bộ môn gắn liền với sự hình thành và phát triển của Trường. Qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, Bộ môn Sinh lý học đã không ngừng vươn lên, thực hiện tốt các nhiệm vụ của nhà trường trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, và khám chữa bệnh. Bộ môn Sinh lý học đã đào tạo hơn 20.000 Bác sĩ, Dược sĩ, Cử nhân đại học và hơn 10.000 học viên Sau đại học tốt nghiệp ra trường.
Bộ môn Sinh Lý học tại Trường Đại học Y-Dược, Đại học Huế đang hoạt động trong bối cảnh:
- Trong nước: ngành y tế đang phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu sức khỏe ngày càng tăng của dân số, có xu hướng già hoá. Điều này tạo ra nhu cầu ngày càng lớn về kiến thức sinh lý học để hiểu về cơ thể con người và cơ chế hoạt động của các cơ quan.
Bộ môn Sinh Lý học được hưởng lợi từ môi trường đào tạo và nghiên cứu tốt tại Trường Đại học Y-Dược, Đại học Huế, nơi đầu tư vào cơ sở vật chất và thiết bị y tế hiện đại. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng.
- Ngoài quốc tế: tiến bộ trong khoa học và công nghệ đang tác động mạnh mẽ lên lĩnh vực Sinh Lý học toàn cầu. Công nghệ di truyền, tế bào gốc, kỹ thuật số trong y khoa và nghiên cứu cơ bản về sinh học phân tử đang phát triển nhanh chóng. Điều này yêu cầu Bộ môn Sinh Lý học cập nhật kiến thức, kỹ năng và công nghệ mới nhất để đáp ứng xu hướng chung.
Hợp tác quốc tế cũng là một xu hướng quan trọng trong lĩnh vực Sinh Lý học: việc hợp tác và liên kết với các tổ chức, viện nghiên cứu và trường đại học trên toàn cầu mang lại nhiều lợi ích, bao gồm trao đổi kiến thức, kỹ thuật và tạo ra những đóng góp mới.
CƠ CẤU TỔ CHỨC
CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ
Sinh lý học là môn học cơ sở rất quan trọng của Y học. Những kiến thức về Sinh lý học trực tiếp phục vụ cho các môn bệnh học, là cơ sở để giải thích và phát hiện các rối loạn chức năng trong tình trạng bệnh lý. Mỗi phương pháp chẩn đoán, điều trị hay phòng bệnh đều phải được đặt trên cơ sở kiến thức Sinh lý học. Với sứ mệnh đó, Bộ môn Sinh lý học được thành lập với các chức năng, nhiệm vụ sau:
- Giảng dạy đại học: cho các đối tượng bác sĩ đa khoa, bác sĩ Răng hàm mặt, bác sĩ Y học dự phòng, bác sĩ Y học cổ truyền, Dược sỹ, Cử nhân Kỹ thuật xét nghiệm, Cử nhân Kỹ thuật hình ảnh, Cử nhân điều dưỡng, Cử nhân Y tế công cộng, Cử nhân hộ sinh.
- Giảng dạy sau đại học: cho các đối tượng bác sĩ chuyên khoa cấp I, bác sĩ chuyên khoa cấp II, Bác sĩ nội trú, cao học, chuyên khoa định hướng Sinh lý
- Hướng dẫn luận án, luận văn cho các học viên sau đại học và sinh viên.
- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.
- Tham gia hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện trường.
BAN LÃNH ĐẠO VÀ CÁN BỘ QUA CÁC THỜI KỲ
Thời gian | Trưởng bộ môn |
1957 - 1963 | GS. Kaufmann |
1963 - 1975 | BS. Lê Văn Bách |
1975 - 1995 | PGS.TS. Lê Viết Khoa |
1995 - 1996 | BS. Nguyễn Thị Khoan |
1996 - 2005 | PGS.TS. Nguyễn Viết Nhân |
2005 - 2016 | TS. Hoàng Khánh Hằng |
2016 - 2020 | ThS.GVC. Nguyễn Đình Duyệt |
2020 đến nay | TS.GVC.Nguyễn Hải Qúy Trâm |
HOẠT ĐỘNG
1. Đào tạo Đại học:
- Bộ môn đã tham gia giảng dạy học phần Sinh lý cho ngành hệ chính quy: Y khoa, Răng Hàm Mặt, Y học Dự phòng, Y học Cổ truyền, Dược học, Cử nhân Điều dưỡng, Xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Y tế Công cộng, hệ liên thông chính quy và vừa làm vừa học.
- Đã đổi mới chương trình đào tạo theo hướng tích hợp dựa trên năng lực, triển khai phương pháp dạy học tích cực theo chương trình đổi mới của trường Đại học Harvard cho sinh viên Y đa khoa và Răng Hàm Mặt, đổi mới phương thức giảng dạy phù hợp với khung năng lực theo từng đối tượng: một số bài thực hành học áp dụng các sáng kiến kết hợp công nghệ thông tin bằng video nhằm giúp sinh viên tiếp cận tốt hơn các kỹ năng và xây dựng một số ca lâm sàng, seminar, cách viết chuyên đề nhỏ...
- Đã xây dựng, cập nhật và biên soạn lại bài giảng lý thuyết và thực hành: Cập nhật tài liệu tham khảo, tài liệu học tập, tham gia biên soạn giáo trình Module hệ sinh sản xuất bản năm 2021, cập nhật một số bài giảng mới cho sinh viên Y3 theo chương trình mới, biên soạn lại giáo trình thực hành cho tất cả các đối tượng và sách lưu hành nội bộ.
- Luôn đổi mới và xây dựng khung lượng giá lý thuyết và thực hành phù hợp với chuẩn đầu ra của các ngành đào tạo và được đánh giá chất lượng giảng dạy qua sự lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên.
- Bổ sung và xây dựng lại ngân hàng đề thi hàng năm.
- Tham gia hoạt động kiểm định chương trình Kỹ thuật xét nghiệm Y học theo chuẩn AUN năm 2022.
- Đã tham gia kiểm định cơ sở giáo dục chu kỳ II của trường Đại học Y - Dược, ĐHH.
- Hàng năm, tham gia góp ý, điều chỉnh và xây dựng lại khung chương trình đào tạo ngành Y khoa và Răng Hàm Mặt theo hướng đổi mới, tích hợp dựa trên năng lực.
- Phát huy, xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn.
- Thực hiện việc đào tạo cho một hoặc một số chuyên ngành.
- Tham gia hướng dẫn luận văn tốt nghiệp cho các đối tượng: Y khoa và xét nghiệm Y học...v...v
- Khuyến khích kỹ thuật viên tự rèn luyện chuyên môn và kỹ năng của mình trong hướng dẫn thực hành.
2. Đào tạo Sau đại học
- Đào tạo các ngành: Thạc sĩ Y sinh học, Cao học Y học chức năng, bác sĩ nội trú, chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 và một số chuyên ngành liên kết với nước ngoài (liên kết Trường Đại học Sassari, Ý).
- Giảng dạy và chấm thi chứng chỉ Sinh lý cho các đối tượng theo đúng kế hoạch của nhà Trường quy định.
- Cập nhật, bổ sung các chuyên đề để giảng dạy cho các lớp Sau đại học.
- Luôn xây dựng và cập nhật, điều chỉnh khung đề cương chi tiết cho các đối tượng sau đại học.
- Năm 2019, tham gia mở ngành Tiến sĩ Khoa học Y sinh tại Trường Đại học Y Dược Huế.
- Năm 2022, tham gia cùng các chuyên ngành khác mở ngành mới một số đối tượng Sau đại học: Truyền nhiễm và Gây mê hồi sức.
- Tham gia chấm luận văn tốt nghiệp Sau đại học và tham gia phản biện các đề tài tiếng Anh cho hội nghị Nghiên cứu sinh quốc tế.
3. Nghiên cứu khoa học
- Ðã thực hiện 91 đề tài NCKH trong nước trong đó: tham gia 5 đề tài cấp bộ, thực hiện 45 đề tài cấp cơ sở, 16 đề tài tốt nghiệp đại học, 23 đề tài sau đại học, 2 đề tài sáng kiến cải tiến được giải thưởng của Nhà trường và một số bài báo Quốc tế.
- Một số đề tài được đăng trên các tạp chí Y học thực hành, tạp chí Nội khoa, tạp chí Nội tiết-Đái tháo đường Việt Nam, tạp chí Y Dược học, tạp chí Sinh lý học Việt Nam.
- Tham gia và chủ trì nhiều đề tài KHCN các cấp.
- Hướng dẫn cán bộ trẻ và sinh viên thực hiện đề tài NCKH tham dự các Hội nghị Khoa học Y-Dược tuổi trẻ toàn quốc đã đạt nhiều giải thưởng, Giải thưởng sinh viên NCKH, Giải thưởng VIFOTEC...
- Bộ môn có nhiều bài báo đăng trên tạp chí Quốc tế uy tín: Elsevier, Journal of infection in developing countries, Journal of Clinical Oncology, Hematological Oncology, Journal of Korean Medical Science.
- Năm 2022, đã nghiệm thu 1 đề tài cấp Trường “Nghiên cứu dẫn truyền thần kinh giữa ở bệnh nhân có hội chứng ống cổ tay tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế”.
- Năm học 2022-2023, có 06 bài đăng trên tạp chí quốc tế có uy tín, 4 bài đăng tạp chí trong nước,
- Các luận văn đã bảo vệ vào năm 2022: 1 BSNT, 3 Thạc sĩ, 1 CK1, 1 CK2.
- Đề tài đang thực hiện năm học 2022-2023: 1 đề tài cấp ĐHH, 3 đề tài nghiên cứu cấp Trường, 1 đề tài phiên bản tiếng anh chuẩn.
- Tên đề tài:
+ Đề tài Đại học Huế 2021 “Nghiên cứu giá trị của điện cơ đồ trong bệnh lý rể cột sống cổ”, đang tiếp tục thực hiện
+ Đề tài cấp trường 1: “Nghiên cứu choáng hạ đường máu bằng Insulin nhanh Analog thực nghiệm trên thỏ"; Nghiệm thu vào năm 2023
+ Đề tài cấp trường 2: “Nghiên cứu mức độ biểu hiện của PD-L1 trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ”; Nghiệm thu vào năm 2023
+ Đề tài cấp trường 3: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trên bệnh nhân ung thư phổi không phải tế bào nhỏ”. Nghiệm thu vào năm 2023
- Có 02 báo cáo được tham gia báo cáo tại hội nghị Viện-Trường và 01 báo cáo Poster tại hội nghị Nghiên cứu sinh quốc tế của Trường Đại học Y-Dược, ĐHH năm 2022.
+ Báo cáo Viện-Trường: “Phân tích tin sinh học về các vị trí liên kết RNAbp và vai trò của chúng trong bệnh lý và các tính trạng phức tạp”
+ Báo cáo Viện-Trường: “Nghiên cứu mô hình đột biến liên quan đến con đường tín hiệu nf-kb ở bệnh nhân lymphoma hệ thần kinh nguyên phát”
+ Poster:“Transcriptome – wide bioinformatics analysis of RNAbp binding sites and their putative role in disease and complex traits”.
- Riêng năm 2022 vừa qua đã có 4 sáng kiến cải tiến đã được nghiệm thu (Kèm theo Quyết định số: 2280/QĐ-ĐHYD ngày 20 tháng 6 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế)
4. Hợp tác quốc tế:
- Bộ môn tham gia giảng dạy cho sinh viên nước ngoài trong chương trình FutureDocs năm 2019, 2023
- Cán bộ Bộ môn tham gia công tác Đào tạo Quốc tế, Hợp tác Quốc tế:
+ Điều phối viên chương trình thực tập lâm sàng của Đại học Kosin –Hàn Quốc tại Trường Đại học Y-Dược, Đại học Huế
+ Điều phối viên chương trình thực tập lâm sàng của Đại học Quốc tế về Sức khoẻ và Phúc lợi xã hội Nhật Bản tại Trường Đại học Y-Dược, Đại học Huế
+ Tiếp đón Hội Nội khoa Hàn Quốc đến làm việc về chương trình Bác sĩ nội trú tại Trường Đại học Y-Dược, Đại học Huế
+ Tổ chức Ngày hội văn hoá và du học Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Đức
+ Tiếp đón đoàn Đại học Karlstad đến làm việc tại Đại học Y-Dược, Đại học Huế
+ Tiếp đón BS Michael J.Bernado – Trung tâm chăm sóc gia đình và người cao tuổi Bernado đến làm việc tại Đại học Y-Dược, Đại học Huế
+ Phiên dịch viên cho Hội thảo Develop Entrustable Professional Activities in Health Sciences của Đại học Quốc gia Seoul đến thăm và làm việc tại Đại học Y-Dược, Đại học Huế
+ Tiếp đón ĐH New Tokyo đến làm việc tại Đại học Huế
+ Điều phối viên chương trình Work the World tại Đại học Y-Dược, Đại học Huế
+ Tham gia dẫn đoàn sinh viên đi trao đổi và báo cáo về giáo dục y khoa-hệ thống y tế tại Đại học Kosin, Hàn Quốc 04/2023.
- Cán bộ Bộ môn tham gia công tác Viện Y sinh học:
+ Tham gia quảng bá cho tuyển sinh cử nhân Kỹ thuật xét nghiệm y học
+ Tham gia biên soạn, dịch thuật nội dung báo cáo kiểm định cử nhân Kỹ thuật Xét nghiệm theo tiêu chuẩn AUN-QA 4.0.
+ Tham gia biên soạn đề án chuyên khoa I Kỹ thuật Y học chuyên ngành xét nghiệm đã được Bộ Y tế thông qua vào ngày 22/5/2023.
+ Tham gia tổ chức và chuẩn bị cho các hội thảo, báo cáo liên kết với nước ngoài như: “Ứng dụng Công nghệ Digiatl PCR trong chẩn đoán Y sinh”; “Ngày hội DNA”; “Serminar về các bệnh do virus nghiêm trọng mới xuất hiện và tái xuất hiện và Khoá đào tạo thực hành về nguyên tắc an toàn sinh học”
+ Tích cực tham gia đón tiếp các đoàn giáo sư từ đai học Sassari, Ý và Đức.
+ Thư ký Tiểu dự án:’Ứng dụng nền tảng ScholarRX trong giảng dạy Module 10 hệ Cơ-Xương-Khớp”. Tiểu dự án đã hoàn thành và kết thúc vào tháng 3 năm 2023.
5. Hoạt động Công đoàn:
- Tổ công đoàn Bộ môn Sinh lý tham gia tích cực các hoạt động Công đoàn do nhà trường và Đại học Huế tổ chức.
- Bộ môn luôn đạt giải trong hội thi bóng bàn tại các Trường Đại học do Bộ GD & ĐT, Đại học Huế tổ chức.
- Quan tâm và động viên đến đời sống các Đoàn viên trong Bộ môn, đồng thời tích tham gia phong trào do Chính quyền và Công đoàn trường đề ra.
- Tham gia 02-03 bài viết tập sang thầy thuốc hàng năm.
6. Công tác Đảng:
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, viên chức, giảng viên.
- Có 03 Đảng viên chính thức và 01 Đảng viên dự bị của chi bộ Y học chức năng.
- 01 cán bộ đang theo học lớp lý luận trung cấp chính trị.
- Phấn đấu thêm nhiều cán bộ tham gia sinh hoạt Đảng.
7. Thành tích khen thưởng:
- 1 báo cáo đạt giải nhất tại Hội nghị khoa học công nghệ Tuổi trẻ ngành Y tế lần thứ XX năm 2021“Sự ức chế miễn dịch của môi trường vi thể khối u trên bệnh nhân lymphoma hệ thần kinh nguyên phát”
- 1 báo cáo đạt giải 3 tại Hội nghị lao động sáng tạo Trường Đại học Y-Dược, ĐHH lần thứ IX “ Gây choáng hạ đường máu bằng insulin trên thỏ”
8. Một số hoạt động khác
- Công tác Bệnh viện Trường: Bộ môn có 3 cán bộ tham gia Bệnh viện.
- 1 cán bộ kiêm nhiệm tại Khoa Đào tạo Quốc tế
- 1 cán bộ kiêm nhiệm tại Viện Y sinh học
- Tham gia Hội nghị khoa học Sinh lý học hằng năm
HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG