Diễn đàn Phục hồi Chức năng Giao tiếp Xuyên Á năm 2024
Nguyễn Thị Thu Mai | HueUMP | 14-12-2024
Ngày 14/12/2024, Trường Đại học Y – Dược, Đại học Huế đã phối hợp Trường Đại học Quốc gia Jeonbuk Hàn Quốc; Hiệp hội Rối loạn Giao tiếp Xuyên Á và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tổ chức Diễn đàn Phục hồi Chức năng Giao tiếp Xuyên Á năm 2024. Đây là một sự kiện khoa học quốc tế nằm trong khuôn khổ Festival Khoa học Huế năm 2024.

     Diễn đàn là dấu mốc quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa ba bên Hàn Quốc, Việt Nam và Lào, với sự hỗ trợ bởi Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) và Hiệp hội Rối loạn Giao tiếp Xuyên Á. Sau hành trình 9 năm, Dự án KOICA tại Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế với mục tiêu nâng cao năng lực đào tạo,  thực hành về Âm ngữ trị liệu và Thính học chính thức được tổng kết.

      GS. TS. Nguyễn Vũ Quốc Huy - Hiệu trưởng Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế, khẳng định: “Sự kiện này không chỉ là cơ hội trao đổi học thuật mà còn là biểu tượng của tình hữu nghị sâu sắc giữa ba quốc gia Việt nam, Hàn Quốc và Lào”.

GS. TS. Nguyễn Vũ Quốc Huy - Hiệu trưởng Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế phát biểu chúc mừng tại Diễn đàn.

      GS. TS. Myoung-Hwan Ko - Chủ tịch Hiệp hội Rối loạn Giao tiếp Xuyên Á, nhấn mạnh: “Mặc dù dự án KOICA đã kết thúc, nhưng tinh thần hợp tác và sự gắn kết giữa chúng ta sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai”.

GS. TS. Myoung-Hwan Ko - Chủ tịch Hiệp hội Rối loạn Giao tiếp Xuyên phát biểu tại Diễn đàn.

GS.TS Mayfong, Mayxay, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Sức khoẻ Lào phát biểu.

      Diễn đàn có sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học đến từ Hàn Quốc, Việt Nam, Lào và tập trung vào các chủ đề chính như: Phục hồi chức năng giao tiếp, điều trị rối loạn giao tiếp sau đột quỵ…

Các đại biểu tham dự Diễn đàn Phục hồi Chức năng Giao tiếp Xuyên Á năm 2024.

Lễ ghi nhận đóng góp của các giảng viên và giám sát lâm sàng.

Lễ bế giảng lớp ngôn ngữ trị liệu cơ bản khoá 6.

      Diễn đàn cũng là cơ hội để các học viên sau đại học và các cán bộ trẻ tham gia vào phiên trình bày oral và poster, chia sẻ kết quả nghiên cứu và thực hành trong lĩnh vực phục hồi chức năng giao tiếp, góp phần thúc đẩy hợp tác học thuật và thực hành. Đánh giá hành trình hợp tác từ năm 2016, các thành tựu đã đạt được trong việc phát triển chuyên ngành Ngôn ngữ trị liệu và Thính học tại Việt Nam. Công nhận đóng góp của các giảng viên, nhà nghiên cứu và các tổ chức đã tham gia vào quá trình đào tạo.

 

 

CÙNG CHUYÊN MỤC

Hội nghị Tổng kết công tác thi đua Cụm thi đua số 1 năm học 2023 – 2024

Trường Đại học Y – Dược, Đại học Huế khai mạc Festival khoa học Huế năm 2024