PHẦN I: CÁC CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO
1. Nội khoa Mã số: CK 60 72 20 1989
2. Ngoại khoa Mã số: CK 60 72 07 1989
3. Sản phụ khoa Mã số: CK 60 72 13 1989
4. Nhi khoa Mã số: CK 60 72 16 1989
5. Nhãn khoa Mã số: CK 60 72 56 1992
6. Răng Hàm Mặt Mã số: CK 60 72 28 1992
7. Tai Mũi Họng Mã số: CK 60 72 53 1992
8. Chẩn đoán hình ảnh Mã số: CK 60 72 05 1993
9. Gây mê hồi sức Mã số: CK 60 72 31 1992
10. Da liễu Mã số: CK 60 72 35 1992
11. Y học chức năng Mã số: CK 60 72 04 1992
(Sinh lý , Sinh hóa, Sinh lý bệnh)
14. Vi sinh y học Mã số: CK 60 72 68 1992
15. Truyền nhiễm Mã số: CK 60 72 38 1991
16. Lao Mã số: CK 60 72 24 1993
17. Huyết học -Truyền máu Mã số: CK 60 72 25 1990
18. Tâm thần Mã số: CK 60 72 22 1993
19. Y học cổ truyền Mã số: CK 60 72 60 1993
20. Y học gia đình Mã số: CK 60 72 98 2006
21. Y tế công cộng Mã số: CK 60 72 76 1994
Phần II: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO
2.1.MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
2.1.1. Mục tiêu chung
- Nâng cao các kiến thức Y học cơ sở, liên ngành và chuyên ngành, các kỷ năng thực hành.
- Có khả năng giải quyết tốt các cấp cứu / vấn đề sức khỏe cộng đồng.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể: Sau khi tốt nghiệp
- Làm tốt công tác chẩn đoán và điều trị các bệnh lý thuộc chuyên ngành.
- Phát hiện bệnh sớm để điều trị chóng hồi phục sức khỏe người bệnh, biết cách tuyên truyền phòng bệnh.
- Ứng dụng được một số kỷ thuật mới nhằm góp phần tích cực trong chẩn đoán, điều trị và dự phòng.
2.2.YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI DỰ TUYỂN
Thí sinh cần có các điều kiện sau:
- Thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học thuộc ngành học tương ứng chuyên ngành xin dự thi và phải có chứng chỉ định hướng chuyên khoa trừ chuyên ngành Nội khoa, Ngoại khoa, Sản Phụ khoa, Nhi khoa và Y tế công cộng.
- Thời gian thâm niên công tác:
+ Các bác sĩ đã công tác trong chuyên ngành từ 12 tháng trở lên (tính đến ngày 30 tháng 04 năm thi tuyển).
+ Các bác sĩ hệ tự do không tính thâm niên công tác.
- Tuổi đời không quá 45 đối với nữ và 50 đối với nam.
- Có đủ sức khỏe (theo quy định tại thông tư liên Bộ Y tế, ĐHTHCN và dạy nghề số 10/TTLB ngày 18/8/1989 và công văn hướng dẫn 2445/TS ngày 20.5.1990 của Bộ Giáo dục & Đào tạo).
- Lý lịch bản thân rõ ràng, hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Người nước ngoài muốn học CKI tại Việt Nam, phải có đủ các điều kiện quy định ở điều này và được Bộ ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giới thiệu.
2.3. CÁC MÔN THI TUYỂN
Gồm 2 môn:
- Môn cơ sở: Giải phẫu (Ngoại khoa, Sản Phụ khoa, Nhãn khoa, Răng Hàm Mặt, Tai Mũi Họng, Chẩn đoán hình ảnh), Sinh lý (Nội khoa, Nhi khoa, Gây mê hồi sức, Tâm thần, Huyết học Truyền máu, Y học cổ truyền, Thần kinh, Da liễu, Truyền nhiễm- Các bệnh nhiệt đới, Y học gia đình), Toán thống kê (Y tế công cộng, Y học dự phòng, Dân số và sức khỏe sinh sản, Dịch tễ học), Ký sinh trùng (Vi sinh Y học), Vi sinh (Ký sinh trùng) và Sinh hóa ( Sinh lý).
- Môn chuyên ngành theo ngành xin học.
2.4. ĐIỀU KIỆN TRÚNG TUYỂN
- Các môn thi tuyển phải đạt từ 5 điểm trở lên thang điểm 10.
- Số lượng trúng tuyển lấy từ điểm cao xuống thấp đến bằng chỉ tiêu do Bộ Y tế quy định từng năm.
- Bộ Y tế quyết định danh sách trúng tuyển chuyên khoa cấp I.
- Trường hợp bảo lưu: Thí sinh phải làm đơn trong tháng đầu nhập học trình bày rõ lý do có cơ quan chủ quản chứng thực, Trường đề nghị Bộ Y tế ra quyết định bảo lưu chỉ 1 năm.
-Nếu sau 1 tháng nhập học mà không đến học và không có đơn xin phép nêu rõ lý do chính đáng thì sẽ xóa khỏi danh sách trúng tuyển.
2.5.TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO
1.Thực tập lâm sàng chuyên ngành 1/4 số học viện tại bệnh viện Trường và 3/4 tại bệnh viện Trung ương Huế hay tại các bệnh viện tuyến tỉnh đã được Bộ Y tế thẩm định cho phép đào tạo. Tham gia trực, giao ban, bình bệnh án. Thực hiện đầy đủ các chỉ tiêu tay nghề đã đặt ra. 2. Giảng dạy lý thuyết theo lịch của Phòng đào tạo Sau đại học.Thống nhất tổ chức thi và chấm thi lý thuyết tập trung,Trường yêu cầu: Đầu tuần cuối ( thứ 2 hay thứ 3) của mỗi chứng chỉ Bộ môn ra đề thi trắc nghiệm 100 câu 5 chọn 1 hay 80 % 5 chọn 1 và 20% câu đúng sai hay điền chổ trống (gồm đề A, B, C) thi trong 60 phút và đề xuất cán bộ chấm thi lý thuyết, lâm sàng, thư ký lâm sàng và phục vụ thi gữi về Bộ phận Sau đại học để Trường ra quyết định thi. Điểm trắc nghiệm lấy số câu đúng ở hàng chục, còn số câu đúng ở hàng đơn vị thì từ 1-2 câu không cộng thêm, 3-7 câu đúng cộng thêm 0,5 điểm và 8-9 câu đúng thì cộng thêm 01 điểm.
3.Các bộ môn tổ chức chấm thi lâm sàng.
Điều kiện để được thi lâm sàng là phải làm 4 bệnh án mỗi chứng chỉ (hỗ trợ và chuyên ngành) Thi bệnh án, thực hiện thủ thuật, phẫu thuật và hỏi vấn đáp.
4. Nộp bảng điểm lâm sàng và bảng thanh toán giờ giảng về Phòng đào tạo Sau đại học trong vòng 10 ngày kể từ ngày thi theo quyết định.
5.Học viên thi không đạt môn nào thì được thi lại lần 2 sau 1 tháng, nếu vẫn không đạt thi phải học lại môn đó cùng khóa kế tiếp. Số môn học lại khóa kế tiếp không quá 3 môn và học viên phải tự túc kinh phí. Nếu quá 3 môn phải học lại hoặc có 1 môn trở lên trong số các môn học lại mà vẫn không đạt thì buộc thôi học theo Quy chế đào tạo CK2 số 1636/2001/QÂ-BYT.
2.6.ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP
-Đào tạo tập trung trong 2 năm, hoàn thành khối lượng đào tạo CKI là 86-103 đơn vị học trình, bao gồm kiến thức các môn chung, kiến thức các môn Y học cơ sở, hổ trợ , từ 7- 17 chứng chỉ chuyên ngành tùy theo chuyên ngành và thi tốt nghiệp lý thuyết + thực hành tay nghề hay bảo vệ luận văn theo thang điểm như cao học (chuyên khoa cấp I Y tế công cộng).
TỔ CHỨC HỌC TẬP VÀ THI CÁC CHỨNG CHỈ
1. Khi kết thúc thời gian học của chứng chỉ nào thì 1 cán bộ giảng dạy chứng chỉ kế tiếp sẽ kết hợp với 1 cán bộ giảng dạy tại cơ sở coi thi môn học đó (trừ những môn chung thì theo hợp đồng đào tạo).
1. Khi kết thúc thời gian học của chứng chỉ nào thì 1 cán bộ giảng dạy chứng chỉ kế tiếp sẽ kết hợp với 1 cán bộ giảng dạy tại cơ sở coi thi môn học đó (trừ những môn chung thì theo hợp đồng đào tạo).
1. Khi kết thúc thời gian học của chứng chỉ nào thì 1 cán bộ giảng dạy chứng chỉ kế tiếp sẽ kết hợp với 1 cán bộ giảng dạy tại cơ sở coi thi môn học đó (trừ những môn chung thì theo hợp đồng đào tạo).
2.Thống nhất tổ chức thi và chấm thi lý thuyết vào đầu tuần cuối ( thứ 2 hay thứ 3) của mỗi chứng chỉ Bộ môn ra đề thi trắc nghiệm 100 câu 5 chọn 1 hay 80 % 5 chọn 1 và 20% câu đúng sai hay điền chổ trống (gồm đề A, B, C) thi trong 60 phút và đề xuất cán bộ chấm thi lý thuyết gữi về Phòng Đào tạo Sau đại học để Trường ra quyết định thi. Điểm trắc nghiệm lấy số câu đúng ở hàng chục, còn số câu đúng ở hàng đơn vị thì từ 1-2 câu không cộng thêm, 3-7 câu đúng cộng thêm 0,5 điểm và 8-9 câu đúng thì cộng thêm 01 điểm.
3. Thông báo tên đề tài nghiên cứu, làm đề cương, thông qua đề cương tại Bộ môn từ 20 tháng 3 đến 30 tháng 3 và thông qua tại Hội đồng khoa học Trường từ ngày 20 tháng 4 đến 30 tháng 4.
4. Bảo vệ luận văn từ 15-20 tháng 11 hàng năm tại cơ sở đào tạo.
5.Xếp loại tốt nghiệp lấy tổng điểm các môn học và thi tốt nghiệp x Số đơn vị học trình/ Tổng số đơn vị học trình và xếp theo thang điểm như Cao học, CK2.