Nguyễn Thành Tín

Nguyễn Thành Tín

Tiến sĩ

Bộ môn Dược Lý Giảng viên

- Tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa, trường ĐH Y Dược, Đại học Huế (2008-2014).

- Tốt nghiệp Thạc sĩ Y sinh học, đào tạo liên kết trường ĐH Sassari, Italia (2015-2017).

- Tốt nghiệp Tiến sĩ Y Khoa, chuyên ngành Nội Thần kinh, Trường Y, ĐHQG Jeonbuk, Hàn Quốc (9/2019-8/2022).

- Nghiên cứu Sau Tiến sĩ (Postdoc) tại Khoa Nội Thần kinh, Trường Y, ĐHQG Jeonbuk, Hàn Quốc (9/2022-2024).

- Tu nghiệp chuyên ngành Nội Thần kinh tại Bệnh viện ĐHQG Jeonbuk, Hàn Quốc (9/2019-2024).

Tham gia báo cáo tại các Hội nghị thế giới về chuyên ngành Thần kinh: (1) World Congress of Neurology (WCN - XXV) 2021 tổ chức tại Rome, Italia. (2) Hội nghị Bárány Society Meeting (Bárány - XXXI) 2022 tổ chức tại Madrid, Tây Ban Nha.

Tham gia báo cáo tại các Hội nghị thường niên của các Hiệp hội khoa học Hàn Quốc: (1) Hội Thần kinh Hàn Quốc (Korean Neurological Association - KNA) lần thứ 39 (2020), 40 (2021) & 41 (2022) (2) Hội Thăng bằng học Hàn Quốc (Korean Balance Society - KBS) lần thứ 41 (2021) & 43 (2022). (3) Hội nghị Sinh lý lâm sàng về thần kinh Hàn Quốc (Korean Society of Clinical Neurophysiology - KSCN) lần thứ 25 (2021) & 27 (2023). Tham dự nhiều Hội nghị khoa học quốc tế khác.

Tham gia báo cáo tại Trường ĐH Y Dược, ĐH Huế: Hội nghị Sau đại học và nghiên cứu sinh Quốc tế lần thứ VI năm 2022.


Lĩnh vực nghiên cứu

Tác giả chính của 07 công bố quốc tế đăng trên các tạp chí chuyên ngành thần kinh (SCIE). Đồng tác giả của 05 công bố quốc tế SCIE.

Nghiên cứu cơ bản: (1) Đánh giá tác hại của tồn dư chất độc màu da cam trên di truyền biểu sinh (epigenetics). (2) Tạo ra các mô hình tổn thương tiền đình trên chuột đánh giá diễn tiến của sự phục hồi chức năng tiền đình. (3) Phát triển các mô hình đánh giá tổn thương vận động và trí nhớ không gian trên chuột (hệ thống theo dõi phản xạ mắt tiền đình Vestibular-ocular reflex-VOR, mê cung chữ Y, mê cung chữ T, Open field, mê cung nước...) được ứng dụng cho thử nghiệm thuốc và các can thiệp phục hồi tiền đình khác (sử dụng dòng điện cường độ nhỏ galvanic - GVS).

Nghiên cứu lâm sàng: (1) Đánh giá về các tổn thương vận động và trí nhớ sau các tổn thương hệ thống tiền đình cấp và mạn tính, bệnh lý thoái hóa thần kinh, thoái hóa myelin. (2) Phát triển mô hình can thiệp cải thiện các chức năng thông qua sử dụng GVS và các nghiệm pháp thể chất trên bệnh nhân sử dụng mô hình tối ưu hóa (design optimization). (3) Phát triển mô hình nghiên cứu đánh giá nhận thức và trí nhớ không gian sử dụng công nghệ thực tế ảo (virtual MWM). (4) Phát triển các công cụ giúp nâng cao hiệu quả chẩn đoán bệnh nhược cơ (Myasthenia gravis). (5) Khảo sát độc tính của thảo dược Ma Hoàng trên hoạt động cơ đồng tử.

Công bố quốc tế

1. Thanh Tin Nguyen, Jin-Ju Kang, Ju-Hee Chae, Eunsu Lee, Hyo-Jeong Kim, Ji-Soo Kim, Sun-Young Oh. 2023. Oculomotor fatigability with decrements of saccade and smooth pursuit for diagnosis of myasthenia gravis. Journal of Neurology: 270 (5): 2743-2755. doi: 10.1007/s00415-023-11611-7

2. Thanh Tin Nguyen, Seung-Beop Lee, Jin-Ju Kang, Sun-Young Oh. 2023. Optimal Design of Galvanic Vestibular Stimulation for Patients with Vestibulopathy and Cerebellar Disorders. Brain Sciences: 13 (9): 1333. doi: 10.3390/brainsci13091333

3. Sun-Young Oh, Thanh Tin Nguyen, Jin-Ju Kang, Valerie Kirsch, Rainer Boegle, Ji-Soo Kim, Marianne Dieterich. 2023. Visuospatial cognition in acute unilateral peripheral vestibulopathy. Frontiers in Neurology: 14 (): . doi: 10.3389/fneur.2023.1230495

4. Nguyen, T. T., Nam, G.-S., Han, G. C., Le, C., & Oh, S.-Y. (2022, March 18). The Effect of Galvanic Vestibular Stimulation on Visuospatial Cognition in an Incomplete Bilateral Vestibular Deafferentation Mouse Model. Frontiers in Neurology. Frontiers Media SA. doi: 10.3389/fneur.2022.857736

5. Nguyen TT, Kang J, Oh S. Thresholds for vestibular and cutaneous perception and oculomotor response induced by galvanic vestibular stimulation. Frontiers in Neurology. 2022;13. doi: 10.3389/fneur.2022.955088

6. Nguyen TT, Nam G, Kang J, et al. The Differential Effects of Acute Right- vs Left-Sided Vestibular Deafferentation on Spatial Cognition in Unilateral Labyrinthectomized Mice. Frontiers in Neurology. 2021;12. doi: 10.3389/fneur.2021.789487

7. Nguyen TT, Nam G, Kang J, et al. Galvanic Vestibular Stimulation Improves Spatial Cognition After Unilateral Labyrinthectomy in Mice. Frontiers in Neurology. 2021;12. doi: 10.3389/fneur.2021.716795

8. Nam G, Nguyen TT, Kang J, Han GC, Oh S. Effects of Galvanic Vestibular Stimulation on Vestibular Compensation in Unilaterally Labyrinthectomized Mice. Frontiers in Neurology. 2021;12. doi: 10.3389/fneur.2021.736849

9. Landini A, Yu S, Gnecchi‐Ruscone GA, et al. Genomic adaptations to cereal‐based diets contribute to mitigate metabolic risk in some human populations of East Asian ancestry. Evolutionary Applications. 2020;14(2):297-313. doi: 10.1111/eva.13090

10. Giuliani C, Biggs D, Nguyen TT, et al. First evidence of association between past environmental exposure to dioxin and DNA methylation of CYP1A1 and IGF2 genes in present day Vietnamese population. Environmental Pollution. 2018;242:976-985. doi: 10.1016/j.envpol.2018.07.015