QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH

Bộ môn Dược của Trường Đại học Y Khoa Huế được thành lập vào ngày 15 tháng 12 năm 1999 để đào tạo DSĐH hệ không chính quy với sự giúp đỡ của Trường Đại học Dược Hà Nội trong những năm đầu. Năm 2001, Khoa bắt đầu đào tạo DSĐH hệ chính quy. Năm 2004, Đại học Huế ra Quyết định số 543/QĐ - ĐHH - TCNS ngày 9 tháng 11 năm 2004 chính thức thành lập Khoa Dược trực thuộc Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế, nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực về Dược ở bậc trình độ đại học để phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân khu vực miền Trung, Tây Nguyên và trên cả nước. Từ những năm tháng đầu thành lập, Khoa Dược đã nhấn mạnh các nhiệm vụ then chốt trong hoạt động của Khoa, đó là đào tạo nguồn nhân lực ngành Dược chất lượng cao ở trình độ đại học và sau đại học; NCKH, hợp tác quốc tế và ứng dụng các thành quả nghiên cứu vào thực tiễn.

Hiện nay Khoa Dược không ngừng ổn định và phát triển để trở thành một trong những trung tâm đào tạo DSĐH cho miền Trung, Tây Nguyên và một phần cho cả nước.

CƠ CẤU TỔ CHỨC

Sau hơn 25 năm xây dựng và phát triển, cơ cấu tổ chức hiện tại của Khoa Dược bao gồm 4 liên bộ môn: Bào chế - Công nghiệp Dược - Hóa dược, Dược lâm sàng - Quản lý dược, Dược liệu - Dược cổ truyền - Thực vật Dược - Hóa hữu cơ và Kiểm nghiệm - Độc chất - Hóa lý dược - Hóa phân tích.

Tổ chức đoàn thể của Khoa gồm có: Chi bộ, Công đoàn và Chi đoàn.

CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ

Khoa Dược trực thuộc Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế là đơn vị tổ chức đào tạo, NCKH, chuyển giao công nghệ; thực hiện nhiệm vụ đào tạo và tiến hành sinh hoạt chuyên môn, bồi dưỡng cán bộ và NCKH; quản lý cơ sở vật chất được giao sử dụng; chịu sự quản lý toàn diện, trực tiếp về tổ chức, bộ máy, tài chính và hoạt động của Trường.

BAN LÃNH ĐẠO VÀ CÁN BỘ QUA CÁC THỜI KỲ

Tổng số cán bộ hiện tại của Khoa là 47 người, bao gồm 36 GV, 9 KTV, 1 NCV và 1 cán bộ hành chính Khoa. Trong đó có 1 GS, 2 PGS, 7 TS (không kể GS, PGS), 9 Nghiên cứu sinh, 19 ThS, 2 học viên Cao học, 1 DSĐH, 5 cử nhân đại học và 1 DSTH.

HOẠT ĐỘNG

- Đào tạo đại học:

Cùng với quá trình phát triển chung của Nhà trường, quy mô đào tạo dược sỹ đại học tại Khoa đã tăng dần về số lượng. Từ năm đầu tiên tuyển sinh chỉ 20 DSĐH, đến nay mỗi năm Khoa tham gia trực tiếp đào tạo trung bình khoảng 1.000 – 1.100 SV Dược cả 2 hệ chính quy và liên thông. Tính đến năm 2023, có trên 3.400 Dược sĩ đại học với khoảng 1.900 SV chính quy và 1.500 SV hệ liên thông đã tốt nghiệp tại trường. Từ năm 2011, tuyển sinh đã thực hiện theo chủ trương giảm quy mô đào tạo hệ liên thông so với hệ chính quy và đến năm 2018, Nhà trường chính thức không tuyển sinh từ hệ trung cấp lên đại học mà thay bằng hệ liên thông từ trình độ cao đẳng lên đại học. 

Nhà trường luôn giữ vững chất lượng tuyển sinh đầu vào của sinh viên Dược hệ chính quy ở mức từ 22.7 đến 25,1 điểm trong nhiều năm qua, đây là mức cao của tổ hợp A00, B00 trong Đại học Huế và ở mức cao tương đương so với các trung tâm lớn về đào tạo Dược khác trong nước như tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Về công tác đào tạo đại học, Khoa Dược luôn đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ theo kế hoạch giảng dạy Đại học theo quy định của Nhà trường. Ngoài ra, Khoa luôn khuyến khích GV áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, hướng đến phát huy tính chủ động và sáng tạo của người học. Hằng năm, các CBGD của Khoa đều nỗ lực thực hiện tốt và đúng tiến độ việc hướng dẫn luận văn tốt nghiệp DSĐH, đảm bảo chất lượng và giá trị khoa học với nội dung các đề tài bao phủ hầu hết các lĩnh vực chuyên ngành và mang tính cập nhật. 

Với đầu vào tốt, năng lực học tập giỏi, thái độ cần cù chăm chỉ, kết quả tốt nghiệp cuối khóa của sinh viên Dược thường đạt trên 80% loại xuất sắc, giỏi và khá. Phần lớn sinh viên sau khi ra trường đều có việc làm ngay trong năm đầu tiên. Tỷ lệ dược sĩ tốt nghiệp có việc làm sau khi tốt nghiệp vào năm 2022 là 98%, trong đó, tỉ lệ dược sĩ làm việc đúng chuyên ngành là 85%, liên quan đến ngành Dược là 6%, không liên quan đến ngành Dược là gần 1% và tiếp tục học lên là 6%.

Kết quả khảo sát năm 2022-2023 cho thấy tỷ lệ sinh viên Dược tốt nghiệp đúng thời hạn là 94%, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp 1 năm trở lại là 91%, mức độ hài lòng của các bên liên quan đối với chất lượng đào tạo của Khoa là 96%.

Theo thống kê đến đầu năm 2023, tỷ lệ Dược sỹ đại học của chúng ta là 3,1/1 vạn dân tính trên cả nước. Theo Quyết định 869/QĐ-BYT phê duyệt “Đề án phát triển nguồn nhân lực y tế giai đoạn 2023-2030, định hướng 2050” được Bộ Y tế đã ban hành ngày 08/4/2024, chỉ tiêu chúng ta cần đạt được là 3,4 Dược sỹ/1 vạn dân đến năm 2025 và 4,0 Dược sỹ/1 vạn dân đến năm 2030 và 4,5 Dược sĩ/1 vạn dân năm 2050, thì hoạt động đào tạo của Khoa đã và sẽ góp phần cung cấp một số lượng lớn nguồn nhân lực Dược có chất lượng cao cho cả nước, trong đó tập trung chủ yếu 18 tỉnh thành trải dài từ Thanh Hóa đến Khánh Hòa. 

Với những kết quả đạt được, đến nay, Khoa Dược là một trong những đơn vị đầu tiên trong đào tạo Dược của cả nước được công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục cho Chương trình đào tạo Dược học theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của Bộ GD&ĐT, khẳng định được với xã hội về chất lượng của các sản phẩm đầu ra của mình.

- Đào tạo sau đại học:

Từ năm 2011 đến nay, Khoa đang đào tạo Chuyên khoa I với 3 chuyên ngành, bao gồm: Tổ chức Quản lý Dược, Dược lý - Dược lâm sàng và Dược liệu - Dược cổ truyền; chuyên khoa II Dược lâm sàng và ThS Dược lý Dược lâm sàng. Hiện nay có 233 học viên Chuyên khoa I đã tốt nghiệp và 52 học viên đang theo học ở các chuyên ngành đào tạo, góp phần bổ sung nguồn nhân lực sau đại học cho các đơn vị y tế, sự nghiệp công lập khu vực miền Trung - Tây nguyên.

Đào tạo sau đại học về Dược được triển khai tại Trường từ năm 2008, với hình thức đào tạo ban đầu là Chuyên khoa I chuyên ngành Tổ chức quản lý Dược. Từ năm 2011 đến nay, Khoa đào tạo đồng thời 3 chuyên ngành chuyên khoa cấp I là Tổ chức và Quản lý dược, Dược lý - Dược lâm sàng và Dược liệu - Dược cổ truyền. Đến năm 2017, Khoa đã triển khai đào tạo trình độ Thạc sĩ Dược lý - Dược lâm sàng và Chuyên khoa cấp II Dược lý- Dược lâm sàng. Đào tạo CME được thực hiện liên tục với chuyên ngành Dược lâm sàng, đến nay có 741 học viên đã được cấp giấy xác nhận. Quy mô đào tạo sau đại học được mở rộng trên hầu khắp các tỉnh tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Sau 16 năm đào tạo chuyên khoa cấp I, đến nay đã có 538 học viên tốt nghiệp và có 86 học viên đang theo học tại các chuyên ngành Tổ chức quản lý dược, Dược lý - Dược lâm sàng và Dược liệu - Dược cổ truyền. Sau 7 năm đào tạo Thạc sĩ và Chuyên khoa cấp II Dược lý - Dược lâm sàng, Khoa đã có 24 học viên cao học và 04 học viên Chuyên khoa cấp II tốt nghiệp. Trong năm học 2023 - 2024, Khoa có 20 học viên gồm 12 học viên cao học và  8 học viên Chuyên khoa cấp II đang theo học chuyên ngành Dược lý - Dược lâm sàng. Như vậy, Khoa Dược đã góp phần bổ sung nguồn nhân lực Dược sau đại học cho các đơn vị y tế, sự nghiệp công lập tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên. 

- Quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế:

Tính đến năm 2023, Khoa đã xây dựng được mối quan hệ hợp tác trong NCKH, giảng dạy và tổ chức trao đổi GV, SV với các đối tác trong nước như Viện Dược liệu, Viện Hóa học, Viện Công nghệ sinh học, Viện Hóa sinh biển - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Khoa Dược - Đại học Y Dược TPHCM; và các đối tác nước ngoài như Viện nghiên cứu thuốc từ tự nhiên, ĐH Toyama - Nhật Bản, ĐH Toyohashi - Nhật Bản, ĐH Karlstad - Thụy Điển, Khoa Dược - ĐH Khon Kaen - Thái Lan, Khoa Dược - ĐH Tartu - Estonia.

Khoa Dược tiếp tục tham gia xúc tiến hợp tác, ký kết/tái ký kết MoU giữa Khoa Dược, Trường ĐH Y Dược Huế và các đối tác: Trường ĐH Công nghệ Toyohahsi, Nhật Bản, Trường Dược - Đại học Quốc Gia Chungnam - Hàn Quốc, Khoa Dược - Đại học Mahasarakham - Thái Lan, Khoa Dược - Đại học Naresuan - Thái Lan, Đại học Mahidol - Thái Lan, Khoa Dược - Đại học Hasanuddin - Indonesia, Đại học Chicago, Hoa Kỳ,...

- Nghiên cứu khoa học:

- Tính đến năm 2023, Khoa Dược đã và đang thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp với số lượng như sau:

Cấp đề tài:

Trường : 86

Đại học Huế: 29

Tỉnh: 04

Bộ GD-ĐT: 12

Nafosted: 01

Về Công bố Quốc tế

Tính đến năm 2023, Khoa Dược đã công bố được khoảng 120 bài báo trên các tạp chí quốc tế uy tín có phản biện thuộc các danh mục WoS và Scopus, và gần 300 bài báo trên các tạp chí trong nước thuộc danh mục tính điểm của HĐGSNN.

Ngoài ra, các cán bộ của Khoa tích cực tham gia nhiều hoạt động khoa học nhằm nâng cao trình độ chuyên môn như tham gia các Hội nghị, hội thảo chuyên ngành trong và ngoài nước.

1.5. Nhân sự

- Năm học 2023-2024, đội ngũ cán bộ, viên chức của Khoa Dược hiện có 47 người. Số lượng cán bộ có trình độ sau đại học chiếm 80,85% gồm 1 GS, 2 PGS, 7 TS (không kể GS, PGS), 9 Nghiên cứu sinh, 19 ThS, 2 học viên Cao học, 1 DSĐH, 5 cử nhân đại học và 1 DSTH.

+ Năm 2020-2021, 01 cán bộ được phong học hàm chức danh Phó Giáo sư.

+ Năm 2020-2021, có 02 cán bộ hoàn thành thi thăng hạng lên Giảng viên chính.

+ Năm 2022-2023, có 08 cán bộ hoàn thành thi thăng hạng lên Giảng viên chính.

- Việc nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ trong Khoa luôn được chú trọng và duy trì thường xuyên, cụ thể:

+ Có 09 cán bộ đang theo học nghiên cứu sinh trong và ngoài nước.

+ Có 02 cán bộ đang học Cao học trong và ngoài nước.